Trong những năm trở lại đây, đầu tư ESG đã thu hút được sự chú ý không hề nhỏ từ các nhà đầu tư – những người tìm cách điều chỉnh danh mục đầu tư của mình sao cho phù hợp với hệ giá trị của bản thân, cũng như tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. ESG là viết tắt của môi trường, xã hội và quản trị. Định nghĩa này đề cập đến một bộ tiêu chí mà ở đó, các nhà đầu tư có thể sử dụng nhằm đánh giá tính bền vững và tác động về mặt đạo đức của các khoản đầu tư.
Mặc dù ngày càng trở nên phổ biến, đầu tư ESG đã phải đương đầu với sự chỉ trích từ hai bộ phận nhà đầu tư khác nhau. Một số người cho rằng đây là “chủ nghĩa tư bản của sự thức tỉnh”, trong khi một số người khác lại cáo buộc nó là “sự tẩy xanh”, rằng các thương hiệu chỉ đang khoác lên mình vỏ bọc “thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư xem đầu tư ESG là cách thức tiếp cận hợp lý và hợp lý trong đầu tư, với tính tác động lâu dài của các khoản đầu tư đối với xã hội và môi trường.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những kiến thức cơ bản về đầu tư ESG, trong đó bao gồm định nghĩa, lợi ích và tương lai của lĩnh vực đang bùng nổ này.
Tổng Quan Về Đầu Tư ESG: Rốt Cuộc Là Gì Và Tại Sao Lại Đóng Vai Trò Quan Trọng Đến Vậy?
Đầu tư ESG ngày càng trở nên phổ biến đối với các nhà đầu tư trong những năm gần đây. Bởi lẽ, phương thức đầu tư này cho phép họ hoạch định và sắp xếp các khoản đầu tư của mình sao cho phù hợp với các giá trị và nguyên tắc đầu tư. Nhìn chung, cách tiếp cận này có liên quan trực tiếp đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị khi tiến hành đánh giá tính bền vững và tác động về mặt đạo đức của các khoản đầu tư.
Một trong những lý do khiến ESG được các nhà đầu tư tiếp nhận là sự liên kết rõ ràng của nó với mục tiêu đầu tư truyền thống – là tối đa hóa lợi nhuận. Trên thực tế, thuật ngữ “ESG” được đồng sáng tạo bởi một nhóm các tổ chức tài chính lớn trong một báo cáo vào năm 2004 bởi Hiệp ước Toàn cầu Liên Hợp Quốc, một sáng kiến bền vững tự nguyện từ các aông ty.
Bằng cách xem xét các yếu tố như tác động về môi trường đối với doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội và thực tiễn quản trị của công ty, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn về việc nên đầu tư vào công ty nào. Điều này có khả năng thúc đẩy những hoạt động kinh doanh bền vững tuân thủ theo đạo đức, đồng thời khuyến khích các công ty minh bạch hơn và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước công chúng.
Tuy nhiên, đầu tư ESG không phải là không sở hữu những thách thức. Một trong những thách thức trọng yếu chính là việc thiếu quy trình chuẩn hóa trong lĩnh vực trên. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư khó so sánh được các công ty với nhau, cũng như khó đưa ra quyết định sáng suốt. Trên thực tế, các nhà phê bình đang cho rằng đầu tư ESG mang tính chủ quan và khá “mở”, chính vì thế dẫn đến sự không nhất quán và sai lệch nhất định.
Nhìn chung, đầu tư ESG là công cụ quan trọng dành cho các nhà đầu tư muốn điều chỉnh các khoản đầu tư sao cho phù hợp với hệ giá trị của mình, cũng như có khả năng tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Khi nhiều người nhận thức được tác động của môi trường và xã hội đến từ các khoản đầu tư, nhu cầu đầu tư vào ESG có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Lợi Thế Của Đầu Tư ESG: Khác Gì So Với Đầu Tư Truyền Thống, Và Lợi Nhuận Tiềm Năng Ra Sao?
Đầu tư ESG khác với đầu tư truyền thống trên nhiều phương diện. Đầu tiên, đầu tư ESG bao gồm nhiều yếu tố hơn ngoài hiệu quả tài chính. Điều này không chỉ giúp các nhà đầu tư xác định được các công ty có lợi thế về hiệu quả tài chính, mà còn làm rõ được đâu là công ty mang tính bền vững lâu dài và có trách nhiệm với xã hội.
Thứ hai, đầu tư ESG có thể mang lại mức lợi nhuận dài hạn hiệu quả hơn cìung mức rủi ro thấp hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty sở hữu hiệu suất ESG cao thường sở hữu xu hướng hoạt động tốt hơn so với các công ty khác cùng ngành trong một thời gian dài. Nguyên nhân là bởi, họ được trang bị tốt hơn để quản lý rủi ro và tận dụng các cơ hội sẵn có. Ngoài ra, các công ty đặt tầm quan trọng đến các nhân tố ESG thường kiên định hơn khi tiến hành đối mặt trước khủng hoảng, vì các tổ chức này sở hữu cơ cấu quản trị mạnh mẽ trước các xu hướng về xã hội và môi trường.
Cuối cùng, đầu tư ESG tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sắp xếp các khoản đầu tư sao cho phù hợp với các giá trị và nguyên tắc liên quan. Chính điều này có thể mang lại lợi ích và thỏa mãn cho nhu cầu của chính cộng đồng đầu tư.
Tương Lai Của Đầu Tư ESG: Xu Hướng Và Các Bước Phát Triển Giúp Định Hướng Tương Lai Của Đầu Tư ESG Là Gì? Và Làm Thế Nào Để Cộng Đồng Đầu Tư Có Thể Đón Đầu Xu Thế?
Có thể nói, tương lai của việc đầu tư ESG khá hứa hẹn, trong bối cảnh các xu hướng và quá trình phát triển hiện đang định hình rõ ràng hơn lĩnh vực này. Một trong những xu hướng chính là sự gia tăng của đầu tư tác động – một chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực tới xã hội hoặc môi trường. Một trong những xu hướng khác không thể không kể tới chính là tầm quan trọng ngày càng gia tăng của hệ thống dữ liệu và phân tích, khi các nhà đầu tư tìm cách đo lường và đánh giá doanh nghiệp sở hữu hiệu suất ESG tốt hơn.
Nhằm đón đầu trong lĩnh vực đầu tư ESG, các nhà đầu tư nên tập trung vào việc cập nhật những xu hướng cùng quá trình phát triển về tổng thể, đồng thời kết hợp chúng vào các chiến lược đầu tư. Điều này bao gồm việc trao đổi với các chuyên gia ESG hoặc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu nhằm đo lường hiệu suất ESG của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có một số thách thức mà các nhà đầu tư sẽ cần phải giải quyết khi hoạt động đầu tư ESG tiếp tục phát triển. Một trong những thách thức chính là thiếu quy trình chuẩn hóa trong lĩnh vực trên, gây khó khăn cho việc so sánh các công ty với nhau, cũng như đánh giá hiệu suất ESG của các công ty này. Một thách thức khác là khả năng xảy ra tình trạng “tẩy xanh”, trong đó các công ty có thể đưa ra những tuyên bố sai sự thật hoặc phóng đại về các hoạt động ESG của mình nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Nhằm giải quyết những thách thức như trên, các nhà đầu tư nên tìm kiếm cho mình những thương hiệu minh bạch và có trách nhiệm giải trình về các hoạt động ESG của họ, đồng thời cân nhắc việc sử dụng nghiên cứu và xếp hạng ESG độc lập nhằm đánh giá hiệu suất nói chung. Một điều quan trọng khác là phải nhận thức được những hạn chế tiềm ẩn của dữ liệu ESG, sau đó sử dụng nó song song với các hình thức phân tích khác.
Nghiên Cứu Tình Huống: Ví Dụ Về Đầu Tư ESG Và Tác Động Đến Doanh Nghiệp Và Xã Hội
Để hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng của đầu tư ESG, chúng ta hãy cùng theo dõi một số ví dụ thực tế trong lĩnh vực này.
Một ví dụ đáng chú ý là Quỹ Hưu Trí Toàn Cầu của Chính phủ Na Uy, một trong những quỹ tài sản trải khắp trên thế giới. Quỹ này đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ESG, và đã thoái vốn khỏi các công ty tham gia vào những hoạt động như sản xuất thuốc lá hay vũ khí. Quỹ cũng đã tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo và đặt mục tiêu giảm 40% lượng khí thải carbon vào năm 2025. Điều này không chỉ có tác động tích cực đến môi trường mà còn tạo ra lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư của quỹ.
Một ví dụ khác phải kể đến là Unilever, một công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia đặt phát triển bền vững là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Công ty đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhằm giảm tác động đến môi trường, chẳng hạn như giảm 50% lượng khí thải nhà kính và tìm nguồn cung ứng cho tất cả các nguyên liệu nông nghiệp thô một cách bền vững vào năm 2030. Những nỗ lực này không chỉ giúp các công ty giảm tác động đến môi trường mà còn tạo ra luồng dư luận tích cực, bên cạnh việc củng cố danh tiếng của công ty.
Trong bối cảnh hoạt động đầu tư ESG thu hút được sự quan tâm từ phía công chúng, việc Tổng thống Biden gần đây tiến hành phủ quyết một biện pháp cho phép các nhà quản lý quỹ hưu trí xem xét các tác động đến môi trường và xã hội khi đưa ra quyết định đầu tư đã thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh ESG.
Thượng viện đã thông qua dự luật cấm quỹ hưu trí xem xét đến các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) khi tiến hành đầu tư.
Thực tiễn này, cho thấy các khoản đầu tư dựa trên những yếu tố liên quan đến ý thức xã hội, đã ngày càng trở nên phổ biến ở Phố Wall, nhưng các thành viên trong Đảng Cộng hòa cho rằng dầu tư ESG có khả năng “tỉnh thức” về chính trị hơn là tối đa hóa lợi nhuận tài chính.
Hạ viện cũng đã thông qua dự luật do một đại diện của Đảng Cộng hòa giới thiệu nhằm ngăn chặn quy định của Bộ Lao động. Quy định trên nhắm vào việc cho phép các nhà quản lý quỹ xem xét các hoạt động ESG cho các kế hoạch nghỉ hưu.
Điều này đã dẫn đến một vụ kiện của 25 bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo. Đội ngũ này cho rằng các điều khoản ESG làm suy yếu các biện pháp bảo đảm trọng yếu đối với các khoản tiết kiệm hưu trí. Tuy nhiên, những người ủng hộ quan điểm trên cũng cho rằng các yếu tố ESG có thể tác động đến lợi nhuận, chính vì thế cần được xem xét một cách kĩ lưỡng.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù không có luật liên bang nào cấm tài sản của tiểu bang được đầu tư trực tiếp vào các chiến lược ESG, nhưng một số bang thuộc Đảng Cộng hòa đã ban hành hệ thống luật riêng biệt nhằm cấm các phương thức đầu tư tận dụng những yếu tố về xã hội.
Cuối cùng, các nhà phê bình cho rằng đầu tư ESG có thể gây ảnh hưởng đến dư luận và hạn chế lợi nhuận cho người về hưu, nhưng bằng chứng lại cho thấy điều ngược lại. Bất chấp những nỗ lực của các nhà tài trợ bảo thủ với mong muốn dỡ bỏ ESG, phương thức đầu tư này ngày càng trở nên được hệ thống hóa trong các quy định ở cả cấp độ trong nước và quốc tế.
Quy Trình Phát Triển Của Đầu Tư ESG
Đầu tư ESG đã thu hút được ngày càng nhiều sự chú ý trong những năm gần đây trong bối cảnh các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến các tác động về môi trường, xã hội và quản trị đối với các khoản đầu tư của họ.
Mặc dù có một bộ phận phản đối ESG, tuy nhiên vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp các tiêu chí ESG trong các quyết định đầu tư có thể tạo ra nguồn lợi nhuận cao, đồng thời góp phần tạo nên một thế giới bền vững và công bằng hơn.
Hãy lấy một số ví dụ thực tế: Quỹ Hưu Trí Toàn Cầu của Chính phủ Na Uy cho thấy các khoản đầu tư ESG có khả năng tác động tích cực đến các công ty và xã hội.
Bất chấp những nỗ lực nhằm hạn chế đầu tư vào ESG, các quy định trong nước và quốc tế đang ngày càng nhận ra tầm quan trọng của các tiêu chí ESG trong việc định hình tương lai của thế giới tài chính.
Khi thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội, đầu tư ESG có thể sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình tương lai của tài chính.
| Về Doo Prime
Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi
Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán
Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.
Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:
Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199
Khu vực Châu Á: +852 3704 4241
Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415
Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539
Email:
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: vn.support@dooprime.com
Hỗ Trợ Khách Hàng: vn.sales@dooprime.com
Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo
Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.
Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.
Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.