Vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vừa đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt khi chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm. Dễ dàng nhận thấy, quyết định này đang thể hiện một sự chuyển biến to lớn trong chính sách tiền tệ của “đất nước mặt trời mọc”, và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei và giá trị của đồng yên.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda, quyết định này được đưa ra giữa thời điểm triển vọng kinh tế tích cực đang bùng nổ, với nhiều dấu hiệu cho thấy một chu kỳ có lợi giữa sự tăng trưởng của cả tiền lương và giá cả.
Bằng cách tăng lãi suất, Ngân hàng Nhật Bản chính thức chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm cùng các chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, vốn đã được áp dụng từ năm 2007. Bên cạnh đó, động thái này còn nhấn mạnh một cách rõ ràng hơn cam kết của Nhật Bản trong việc đạt được mục tiêu lạm phát là 2%.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem xét bối cảnh của chính sách lãi suất âm tại Nhật Bản, bên cạnh các xu hướng bất thường trên thị trường chứng khoán và tiền tệ của nước này sau khi dỡ bỏ mức lãi suất âm. Từ đây, chúng ta sẽ có đủ cơ sở để tiến hành phân tích và dự đoán xu hướng của nền kinh tế Nhật Bản sau khi nói lời tạm biệt với kỷ nguyên lãi suất âm.
Toàn Cảnh Hành Trình Dịch Chuyển Từ Lãi Suất Âm Đến Dương
Quyết định thi hành và sau đó chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm của Nhật Bản xuất phát từ những thách thức kinh tế kéo dài, cụ thể là tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sức ép của vấn đề giảm phát.
Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã áp dụng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo vào năm 2016, khi cắt giảm lãi suất cơ bản xuống -0,1%.
Tuy nhiên, vào tháng 3 năm nay, Ngân hàng Nhật Bản đã công bố tăng lãi suất lên 10 điểm cơ bản, tức là đưa lãi suất về mức 0-0,1% và chính thức đặt “dấu chấm hết” cho chính sách lãi suất âm.
Ngoài ra, ngân hàng đã hủy bỏ chính sách Kiểm Soát Đường Cong Lợi Suất (YCC), nhằm điều hướng lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn xuống khoảng 0%, đồng thời giảm việc mua vào các tài sản rủi ro như Quỹ Hoán Đổi Danh Mục (ETFs) và Quỹ Tín Thác Đầu Tư Bất Động Sản (REITs).
Lý Do Đằng Sau Sự Dịch Chuyển: Khi Các Chỉ Báo Kinh Tế Nói Lên Tất Cả
Quyết định từ bỏ lãi suất âm được thực hiện bởi tác động của nhiều chỉ báo kinh tế quan trọng:
- Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP)
Mức tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản đã tăng từ 0,8% trong năm 2016 lên 1,9% trong năm 2023.
- Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng lõi, một thước đo của lạm phát, đã tăng từ -0,1% trong năm 2016 lên 2,8% trong tháng 2 năm 2024. Như vậy, con số này đã vượt mức lạm phát kỳ vọng là 2% trong suốt 23 tháng liên tiếp.
- Tỷ Lệ Thất Nghiệp và Mức Đàm Phán Tiền Lương Trong Mùa Xuân
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 3,2% năm 2016 xuống còn 2,4% vào tháng 1 năm 2024. Mức lương trung bình cũng đã tăng đáng kể trong các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân và lập đỉnh vào năm 2024 ở mức 5,28%. Chính điều này đã cho thấy sự thay đổi tích cực trong động thái liên quan đến tiền lương.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda trước đây đã “bóng gió” về khả năng thay đổi chính sách, bao gồm cả việc chấm dứt lãi suất âm, nếu xuất hiện một chu kỳ tích cực liên quan đến tiền lương và tình hình lạm phát.
Khi nền kinh tế Nhật Bản lấy lại được đà tăng trưởng, lạm phát chuyển từ cung sang cầu, thì cũng chính là lúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm.
Tác Động Của Việc Tăng Lãi Suất Của Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản: Sự Mất Giá Của Đồng Yên Và Khả Năng Phục Hồi Của Chỉ Số Nikkei
Quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã gây ra biến động trên thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán và tiền tệ Nhật Bản.
Thông thường, việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây áp lực lên thị trường chứng khoán và củng cố giá trị của đồng nội tệ. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ hơn thì ta sẽ nhận thấy có hai điểm bất thường sau đợt tăng lãi suất của Nhật Bản:
- Chỉ Số Nikkei Duy Trì Mức Cao Kỷ Lục
Bất chấp khả năng xảy ra suy thoái, chỉ số Nikkei 225 vẫn tiếp tục theo chiều hướng đi lên trong suốt năm 2024, khi chính thức vượt qua cột mốc quan trọng 40,000 điểm vào tháng 3.
Đáng chú ý, ngay cả sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dỡ bỏ chính sách lãi suất âm, thị trường chứng khoán vẫn ổn định khi duy trì được vị thế trên mốc 40.000 điểm.
- Sự Yếu Thế Của Đồng Yên Chứng Kiến Khả Năng Biến Chuyển Mới
Trong một diễn biến bất ngờ, đồng Yên Nhật mất giá thay vì được kỳ vọng là sẽ tăng giá sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thông báo tăng lãi suất.
Vào chính ngày thông báo tăng lãi suất, đồng yên giảm giá so với đồng đô la Mỹ, chạy thấp hơn ngưỡng duy trì là 150 yên so với mỗi đô la. Như vậy, đồng yên tiếp tục trượt dài ở mức gần thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Sau đó, đồng đô la tăng giá so với đồng yên, đạt mức cao nhất trong 4 tháng là 151,86, và tiến gần hơn đến mức cao nhất trong 32 năm là 152 yên.
Mối tương quan nghịch biến giữa chỉ số Nikkei và đồng yên giúp ta nhận ra rằng, thị trường chứng khoán mạnh thường đi kèm với sự mất giá của đồng yên.
Bất chấp việc chấm dứt lãi suất âm và các chính sách YCC, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục chính sách hỗ trợ tiền tệ tạm thời trong thời gian này.
Tuy nhiên, sự can thiệp bằng lời nói của Bộ Tài chính Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng yên có thể làm hạn chế sự mất giá của đồng tiền này, từ đó hạn chế tiềm năng tăng giá của chứng khoán Nhật Bản nói chung.
Kịch Bản Nào Cho Nhận Bản Sau Kỷ Nguyên Lãi Suất Âm: Phục Hồi hay Suy Thoái Kinh Tế?
Chính sách tiền tệ mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên lãi suất âm trên toàn cầu, và có khả năng mở ra một thời kỳ lãi suất cao hơn, bên cạnh vấn đề lạm phát.
Trong bối cảnh Nhật Bản bắt tay vào “chinh chiến” trong giai đoạn mới, các câu hỏi liên quan đến chu kỳ tương lai của nền kinh tế vẫn liên tiếp được đặt ra. Liệu Nhật Bản sẽ bước đến thời kỳ thịnh vượng mới về kinh tế, hay đang trên bờ vực của một đợt suy thoái khác?
Thực tế trong lịch sử, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thường đi kèm với các giai đoạn suy thoái kinh tế. Chính vì thé, dẫu thị trường có lạc quan thế nào đối với khả năng phục hồi kinh tế của Nhật Bản, thì vẫn không ai chắc chắn hoàn toàn về triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai của “đất nước mặt trời mọc”.
Nói tóm lại, quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sau 17 năm có ý nghĩa hết sức sâu rộng với nền kinh tế của Nhật Bản, thị trường tài chính, và bối cảnh kinh tế trên toàn cầu.
Trên hành trình Nhật Bản “chinh chiến” với chính sách mới, thì các bên liên quan sẽ phải theo dõi một cách sít sao những chỉ báo kinh tế nhằm đánh giá được chính xác quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế nước này.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.