Vấn đề đang diễn ra trên mặt trận kinh tế của Mỹ một lần nữa lại thu hút sự chú ý trên phạm vi toàn cầu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra cảnh báo rằng chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1 tháng 6 năm 2023 nếu trần nợ công không được giải quyết.
Nếu Quốc hội không hành động kịp thời, chính phủ Mỹ sẽ khó lòng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình, từ đó dẫn đến nguy cơ sụp đổ kinh tế và gây ra nhiều rủi ro cho sự ổn định tài chính trên toàn cầu. Hiện tại, Quốc hội đang gặp bế tắc bởi sự tranh chấp từ các đảng phái.
Càng tiến đến gần hơn với năm 2023, cuộc khủng hoảng trần nợ công của Mỹ lại càng bao trùm nền kinh tế, gây ra nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia tài chính. Về phần mình, chúng ta nên nhìn nhận được đúng đắn tính cấp thiết của vấn đề này, vì trần nợ công có khả năng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và thị trường tài chính trên toàn thế giới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu trần nợ công trong năm 2023 của Mỹ có thể ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế, từ đó xem xét các rủi ro tiềm ẩn của vấn đề này đối với sự ổn định tài chính trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, hãy cùng điểm lại những cuộc đàm phán về trần nợ trước đây để hiểu rõ hơn về phản ứng của thị trường và khả năng tác động của nó đến giá trị của các loại tài sản.
Nhận Thức Được Tính Cấp Thiết Của Trần Nợ Công Của Mỹ Trong 2023
Hãy quay trở lại thời điểm khi Mỹ chạm mức trần nợ công.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2023, chính phủ liên bang Mỹ đã đạt đến giới hạn vay hợp pháp là 31.4 nghìn tỷ USD, hay còn được gọi là “mức trần nợ”. Có thể thấy, mức tăng kể từ năm 2000 khiến thị trường được một phen bất ngờ, với tổng cộng 25 nghìn tỷ USD.
Bởi lẽ đó mà Bộ Tài chính bắt đầu thực hiện “các biện pháp đặc biệt”, thúc đẩy chính phủ tự chi trả các hóa đơn của mình. Trong số đó, không thể không kể đến biện pháp hạn chế một số khoản đầu tư của chính phủ.
Sau nhiều tháng bất đồng gay gắt, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa vẫn chưa đạt bất kỳ một thoả thuận chung nào trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi Đảng Cộng hòa đang đề xuất cắt giảm chi tiêu nhằmbăng giới hạn vay, thì Đảng Dân chủ và Nhà Trắng lại đang thúc đẩy việc tăng giới hạn nợ một cách độc lập.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu Quốc hội không nâng mức giới hạn nợ, chính phủ Mỹ có thể không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của mình trong thời gian sớm nhất là vào ngày 1 tháng 6 sắp tới. Điều này đích thực đã áp lực lên Quốc hội, khiến cơ quan này phải hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc có thể xảy đến trong thời gian sắp tới.
Đáp lại động thái trên, Tổng thống Joe Biden đã mời thành viên kỳ cựu của hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ đến Đồi Capitol để tham dự một cuộc họp thảo luận về tính cấp thiết của vấn đề này vào tuần tới.
Nếu trần nợ không tăng hoặc vẫn tiếp tục duy trì mức hiện tại, thì chính phủ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ sớm nhất vào ngày 1 tháng 6. Chính điều này đã thúc đẩy Quốc hội và Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp.
Hiện tại, các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trần nợ công đã đi vào bế tắc, và cả hai đảng phái đang cùng nỗ lực đến để đi đến một thỏa thuận chung.
Theo phân tích của các nghiên cứu sinh cấp cao tại Viện Brookings – Wendy Edelberg và Louise Sheiner, bế tắc kéo dài tại Quốc hội xoay quanh trần nợ công có thể gây ra “thiệt hại đáng kể” cho nền kinh tế Mỹ. Điều này xảy ra vào thời điểm đất nước đang phải vật lộn với mức lạm phát cao cùng tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng, khiến tình hình trở nên ngày càng bấp bênh hơn.
Nhân đây, Edelberg và Sheiner cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu mức trần nợ công không được nâng lên và Bộ Tài chính Mỹ không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau trên thị trường. Nếu mọi thứ đi theo chiều hướng này, khả năng Mỹ rơi vào suy thoái là điều hoàn toàn có khả năng.
Cuộc Khủng Hoảng Trần Nợ Công Của Mỹ Trong 2023 Có Thể Ảnh Hưởng Ra Sao Đến Nền Kinh Tế
Cuộc khủng hoảng trần nợ công của Mỹ đã dẫn đến sự gia tăng của các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), với CDS kỳ hạn 6 tháng và 1 năm đạt mức cao kỷ lục. Lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 3 tháng cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2001, làm dấy lên nhiều lo ngại về tác động của nó đối với chính sách tiền tệ của Fed.
Có thể dự đoán được rằng, trần nợ công có khả năng tạo ra sự biến động mạnh mẽ trên thị trường tài chính. Cụ thể, vấn đề này có thể dẫn đến khả năng bán tháo trái phiếu Mỹ, từ đó khiến lãi suất tăng đột biến và làm suy giảm đi giá trị của chứng khoán Mỹ cùng nhiều tài sản rủi ro khác.
Vậy hệ quả ở đây là gì? Nếu thực tế đúng với dự đoán trên, nguy cơ xảy ra suy thoái là khá cao, từ đó dẫn đến tác động tiêu cực đến tiêu dùng và đầu tư, đồng thời làm xói mòn niềm tin kinh doanh. Đây rõ ràng là những nhân tố cần thiết khiến các doanh nghiệp thực hiện biện pháp sa thải nhân sự hàng loạt, từ đó làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Ngoài ra, nếu lãi suất nợ quốc gia tăng cao thì cũng đồng nghĩa với việc chính phủ phải gồng gánh khoản chi trả cao hơn. Từ đây, chi phí vay liên bang có thể tăng lên đến 750 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, theo Viện Brookings.
Do đó, nếu cuộc khủng hoảng trần nợ công ngày càng trầm trọng, Fed có thể bị buộc chuyển dịch sang chính sách tiền tệ có phần ôn hòa hơn. Điều này nhiều khả năng sẽ làm hạn chế sự gia tăng của lãi suất vào tháng 6, hoặc chuyển đổi chính sách sang cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm để giảm thiểu khủng hoảng.
Sau cuộc họp FOMC của Fed vào ngày 3 tháng 5, kỳ vọng của thị trường về việc ngừng tăng lãi suất trong tháng 6 đã tăng lên 89.3%, sau đó tăng lên 91.5% vào ngày 5 tháng 5 vừa qua. Bên cạnh đó, thị trường cũng tiến hành dự đoán một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 trong khoảng từ 4.75% đến 5.00%, với xác suất là 51.4%.
Liệu Khủng Hoảng Trần Nợ Công Của Mỹ Có Đe Doạ Đến Sự Ổn Định Tài Chính Trên Toàn Cầu?
Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng những hệ luỵ tiềm tàng liên quan đến việc Mỹ vỡ nợ nhiều khả năng sẽ vượt xa biên giới nước này. Nói cách khác, một sự kiện như trên chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm chạp.
Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) cũng đã báo cáo rằng những nghi hoặc về khả năng chi trả tiền cho các nhà đầu tư – những người mua vào chứng khoán chính phủ Mỹ, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng về tài chính và kinh tế trên toàn thế giới.
Ngoài ra, trong tháng 1, chính Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo rằng nguy cơ vỡ nợ có thể gây ra những tác động rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Từ lâu, các nhà phê bình như Stanley Druckenmiller đã chỉ trích chính phủ Mỹ chi tiêu vô trách nhiệm, qua đó khẩn thiết kêu gọi các hành động tức thời nhằm kiềm chế sự “phình to” của nợ liên bang.
Đồng thời, MacGuineas, chủ tịch Ủy ban vì Ngân sách Liên bang có trách nhiệm (Committee for a Responsible Federal Budget), đã chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách không đưa ra bất kỳ kế hoạch nào nhằm giải quyết tình trạng vỡ nợ sắp xảy ra của một chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Medicare và an sinh xã hội, vốn sẽ đáo hạn chỉ trong một vài năm nữa.
Thị Trường Phản Ứng Ra Sao Trước Các Cuộc Đàm Phán Về Trần Nợ Công Trước Đó?
Trường hợp xảy ra khủng hoảng trần nợ công gần đây nhất là vào năm 2011, khi Quốc hội nâng mức trần nợ chỉ hai ngày trước khi Bộ Tài chính dự kiến về khả năng cạn kiệt nguồn lực.
Ngay sau đó, công ty dịch vụ tài chính Standard & Poor’s đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống còn AA+. Động thái trên đã tác động tiêu cực đến các tài sản rủi ro, khi giá trị của các cổ phiếu đồng loạt giảm, đồng đô la bị bán tháo và mức chênh lệch tín dụng ngày càng lớn.
Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ của Trái phiếu Kho bạc – được thúc đẩy bởi các mối quan tâm khác của thị trường trong thời điểm này, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu – đã góp phần bù đắp cho tác động mang tính chất toàn cảnh trên thị trường.
Bên cạnh năm 2011, thị trường cũng đã phản ứng mạnh mẽ hơn với các điều kiện kinh tế và thị trường lúc bấy giờ trong giai đoạn gần đây, khiến bất kỳ biến động nào liên quan đến trần nợ công chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.
Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Trần Nợ Công Của Mỹ Trong 2023 Lên Giá Trị Của Các Loại Tài Sản
Trái Phiếu Mỹ: Lãi suất ngắn hạn tăng đột biến
Khi Mỹ tiến gần đến mức trần nợ công, giá tài sản dự kiến sẽ biến động tương ứng, đặc biệt là trái phiếu Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng trần nợ công trước đây, trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn đã nhanh chóng giảm giá trị, riêng lãi suất đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, trong chính thời điểm này, trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn là một lựa chọn đầu tư an toàn.
Mặc cho rủi ro vỡ nợ tín dụng quốc gia tăng đột biến, cùng sự tụt hạng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng trước đây, nhưng tình trạng vỡ nợ đã không hiện diện trong thực tế. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 3 tháng hiện tại đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2001, và các chuyên gia dự đoán rằng trái phiếu Mỹ trong kỳ hạn ngắn sẽ tiếp tục hứng chịu áp lực bán cho đến khi đạt được một giải pháp chung cho vấn đề trần nợ công.
Chứng khoán Mỹ: Khả năng suy giảm tiềm năng
Thể theo những gì đã diễn ra trước đây, chứng khoán Mỹ có thể sụt giảm mạnh trong tháng trước “ngày X” – khi các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng trần nợ công. Điều này thường dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số VIX. Tuy nhiên, một khi dự luật được đề xuất hoặc việc hoãn trần nợ công được thông qua, thị trường chứng khoán sẽ trở nên ổn định hơn.
Mặc dù chứng khoán Mỹ đã giao dịch trong biên độ hẹp kể từ cuối tháng 3, nhưng sản phẩm này vẫn có khả năng được điều chỉnh nhanh chóng khi vấn đề trần nợ công trở nên trầm trọng hơn. Nếu điều này thực sự xảy ra, các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế của việc giảm giá và xem xét việc nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài sau khi cuộc khủng hoảng chính thức được giải quyết.
Đồng Đô La Mỹ: Triển vọng giảm giá tiếp tục được duy trì
Xu hướng ngắn hạn của đồng đô la Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi động thái xử lý trần nợ công của chính phủ. Nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ các cuộc khủng hoảng trần nợ công vào năm 2011, 2013 và 2021, đồng đô la có xu hướng bước vào chu kỳ giảm giá kể từ khi Bộ Tài chính bắt đầu đưa ra cảnh báo về vấn đề trần nợ công và thực hiện các “biện pháp phi thường” cho đến khi dự luật sửa đổi được thông qua.
Kể từ quý 4 năm ngoái, chỉ số đô la Mỹ đã lao dốc và tiếp tục duy trì tại mức giá thấp vào thời điểm này. Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, vốn được góp phần gây ra bởi mức trần nợ công, bên cạnh ba nhân tố khác, lần lượt là sự “lãng quên” của Fed đối với đồng đô la trong chính sách chuyển đổi mới, sự mờ nhạt dần trong vai trò trú ẩn an toàn mà đồng đô la phải gánh vác trong suốt thời kỳ đại dịch cho đến khi đại dịch kết thúc, cũng như việc “phi đô la hoá” đã làm suy yếu đáng kể nhu cầu của đồng đô la ở nước ngoài.
Hành Trình Vượt Qua Khủng Hoảng Trần Nợ Công Trong 2023 Của Mỹ
Cho đến cuối cùng, cuộc khủng hoảng trần nợ công của Mỹ năm 2023 là một mối lo ngại lớn và có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nền kinh tế Mỹ. Thị trường đã phản ứng với các cuộc đàm phán trần nợ công trong quá khứ, khi trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn đã sụt giảm nhanh chóng, tuy nhiên, riêng lợi suất trái phiếu Mỹ trong kỳ hạn 3 tháng lại tăng mạnh.
Lần này, trái phiếu Mỹ trong ngắn hạn dự kiến sẽ tiếp tục hứng chịu áp lực bán ra cho đến khi vấn đề trần nợ công chính thức được giải quyết. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của đồng đô la Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi động thái xử lý vấn đề trần nợ công của chính phủ, từ đó tiếp tục làm giá của loại tiền tệ này tiếp tục giảm.
Có thể nhận thấy, tác động của cuộc khủng hoảng trần nợ công đối với giá tài sản vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Trong khi chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán, chúng tôi khuyên bạn nên theo dõi sát sao diễn biến của thị trường cùng các hậu quả tiềm ẩn đối với danh mục đầu tư liên quan.
| Về Doo Prime
Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi
Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán
Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.
Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:
Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199
Khu vực Châu Á: +852 3704 4241
Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415
Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539
Email:
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: vn.support@dooprime.com
Hỗ Trợ Khách Hàng: vn.sales@dooprime.com
Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo
Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.
Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.
Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.