Tuần vừa quan hẳn là một tuần “sóng gió” với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Khối lượng giao dịch, số ví đang hoạt động, và báo cáo về dòng tiền chảy ra ngoài thị trường đều cho thấy một bức tranh ảm đảm. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư lo sợ đã đặt ra câu hỏi: Liệu mùa đông của tiền số đã quay trở lại?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc trên bằng cách phân tích toàn diện các tác nhân đã gây áp lực lên giá Bitcoin; các dữ kiện lịch sử và cả những tín hiệu tương lai để tìm lời giải cho hướng đi tiếp theo của đồng tiền số này.
Điều Gì Đang Gây Áp Lực Lên Giá Bitcoin?
Các sự kiện đã ảnh hưởng đến giá Bitcoin
Với tính chất là một thị trường có biên độ dao động cao, Bitcoin hiện tại đang đối diện với các tác động tiêu cực đến từ các cá nhân và tổ chức liên quan.
Hậu Quả Muộn Từ Vụ Phá Sản Của Mt. Gox
Từng là một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất, Mt. Gox đã phải chịu phá sản do một vụ hack lớn. Trong nỗ lực hoàn trả các khoản thanh toán cho chủ nợ, vào ngày 6/24/2024 vừa qua, họ đã công bố kế hoạch phân phối 9 tỷ USD Bitcoin vào tháng 7 năm nay. Theo Arkham Intelligence, một ví liên quan đến Mt. Gox đã di chuyển số Bitcoin trị giá 2.7 tỷ USD trong ngày 05/07.
Với một số lượng lớn nguồn cung được đổ vào thị trường một cách đột ngột, có thể thấy hai kịch bản sẽ xảy ra. Một là với thanh khoản tốt hơn, thị trường sẽ có cơ hội để hồi phục. Hai là khi những “chủ nợ”, vốn đã hoảng sợ trong giai đoạn dài, sẽ cố gắng rút tiền để đầu tư vào các loại tài sản khác an toàn hơn.
Nhìn chung, với sự không chắc chắn về diễn tiến của thị trường sau khi Mt. Gox phân phối lại khoảng nợ 9 tỷ USD Bitcoin, thị trường sẽ biến động dữ dội.
Chính Phủ Đức Bán Tháo Tiền Số
Theo Arkham, Chính phủ Đức đã chuyển tổng cộng 1.300 BTC đến Bitstamp, Coinbase và Kraken, trị giá khoảng 75,53 triệu đô la, đây là lần chuyển giao lớn nhất đến CEX trong thời gian gần đây. Điều này cũng đã tạo thêm áp lực cho giá Bitcoin.
“Một trong số những lý do hàng đầu làm Bitcoin giảm giá là động thái xả hàng của Đức, kích thích tâm lý bán trên thị trường”, Lucy Hu – nhà phân tích cấp cao tại Metalpha – cho biết.
Xu Hướng Giá Không Khả Quan Của Bitcoin
Mô hình giá hiện tại không mấy khả quan cho những nhà đầu tư Bitcoin. Tính tới thời điểm phân tích kỹ thuật vào ngày 8 tháng 7 năm 2024, Bitcoin đang giao dịch dưới đường trung bình động 200 ngày (SMA200) với khối lượng tương đối thấp. Hiện tại, chỉ còn vùng hỗ trợ ở mức loanh quanh 50.000.
Mùa Đông Của Bitcoin và Thị Trường Tiền Số
Đúng vậy, thị trường tiền số đã trải qua nhiều “mùa đông”, thuật ngữ nhằm ám chỉ giai đoạn thị trường rơi vào giai đoạn giảm giá sâu và kéo dài, khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Hiện tượng này đã xảy ra 03 lần trong lịch sử:
- Cuối năm 2013 – Đầu năm 2015: Bitcoin lần đầu tạo đỉnh ở mức 1.200 USD, sau đó rớt xuống dưới 200 USD vào đầu năm 2015.
- Đầu năm 2018 – Cuối năm 2019: Rơi xuống mốc 4.000 USD từ đỉnh 20.000 USD vì sức nóng quá lớn.
- Giữa năm 2022 – Đầu năm 2023: Giảm từ khoảng 69.000 USD xuống mức 20.000 USD với nhiều tác nhân liên đới.
Với việc giá Bitcoin liên tục giảm xuống vùng giá thấp nhất kể từ đầu tháng 05, câu hỏi đặt ra là:
Liệu Có “Mùa Đông Tiền Số” Năm 2024?
Để có câu trả lời, hãy cùng chúng tôi phân tích một số khía cạnh vĩ mô có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin ở thời điểm hiện tại và so sánh nó với các đợt giảm giá dài ở quá khứ. Nhằm tăng tính tương quan, tôi sẽ chọn giai đoạn giá giảm gần nhất.
4 Nguyên Nhân Khiến Giá Giảm Giai Đoạn Giữa Năm 2022 – Đầu Năm 2023:
- Các ngân hàng trung ương tăng lãi suất: Trong năm 2022, Fed đã bắt đầu tăng lãi suất. Lãi suất cao khiến giá trị đồng tiền mạnh hơn. Do đó, độ hấp dẫn của các loại tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử bị giảm sút. Nhà đầu tư trong giai đoạn này thường hướng tới các loại tài sản trú ẩn an toàn.
- Sự sụp đổ của các quỹ và dự án tiền điện tử: Terra/LUNA và FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất đã sụp đổ. Kéo theo đó là sự sụt giảm niềm tin vào thị trường, khiến outflows tăng vọt.
- Bất ổn kinh tế toàn cầu: Các yếu tố kinh tế vĩ mô như chiến tranh Nga-Ukraine và những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra sự không chắc chắn trên thị trường tài chính nói chung.
- Thiếu thanh khoản: Khi dòng tiền rút ra ngoài thị trường nhiều và nhanh, thị trường tiền ảo, vốn đã có thanh khoản giới hạn, đã gặp phải tình trạng áp lực chồng chéo.
Bitcoin Vẫn Là Loại Tài Sản Số Có Triển Vọng Tốt Nhất:
Các tín hiệu tiêu cực kể trên có thể nhà đầu tư đang cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, bối cảnh năm 2024 đã có nhiều sự thay đổi, phần nhiều là tích cực dành cho thị trường tiền số.
- Fed cắt giảm lãi suất: Với chỉ số lạm phát tích cực và thị trường việc làm ổn định, nếu Fed cắt giảm lãi suất như kỳ vọng, sự hấp dẫn dành cho các loại tài sản rủi ro như Bitcoin sẽ tăng lên.
- Sự ra mắt của ETFs Bitcoin: Sự ra mắt của các Quỹ Giao dịch Trên Sàn (ETF) Bitcoin đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, mở rộng khả năng tiếp cận và hợp pháp hóa Bitcoin trong giới đầu tư truyền thống. Sau khi được giới thiệu, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay của Hoa Kỳ có khối lượng giao dịch đạt 200 tỷ USD.
- RRP (Reverse Repo) thanh khoản tốt: Bằng cách đảm bảo thanh khoản và kiểm soát lãi suất ngắn hạn, RRP có thể tạo ra một môi trường kinh tế ổn định hơn có lợi cho nhiều loại hình đầu tư khác nhau, bao gồm cả tiền điện tử.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng và xu hướng chấp thuận và ứng dụng các loại tài sản số của các doanh nghiệp, tổ chức. Theo báo cáo tháng 05 của SBIDAH về Institutional Adoption of Digital Assets , 42% doanh nghiệp đang chọn Crytocurrencies là loại tài sản ưu tiên đầu tư của họ.
Không những thế, kể từ đầu năm 2023 đến này, mức biến động trung bình trong 60 ngày của Bitcoin vẫn ở mức dưới 50%, dù cho sự kiện ra mắt ETFs đã tạo tiếng vang lớn. Đây làm minh chứng cho thấy một thị trường đang trưởng thành hơn và nhận được nhiều niềm tin hơn từng ngày.
Nhà Đầu Tư Cần Làm Gì?
Với việc thị trường có cả những tín hiệu tiêu cực và tích cực, theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta nên tập trung vào những yếu tố có tác động dài hạn.
Ở khía cạnh này, với việc ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đang ngày càng trưởng thành cả về mặt pháp lý lẫn cấu trúc tài sản, Bitcoin sẽ không dễ trải qua một “mùa đông” như trước nữa. Thay vào đó, những đợt rung lắc và tác động của các yếu tố cung – cầu chỉ đơn thuần là “thuốc thử” cho thị trường.
Về mặt kỹ thuật, ngưỡng kháng cự ở mốc 50.000 được xem là tối quan trọng. Nếu giá test vùng này nhiều lần, lãi suất Fed rất có thể sẽ là chất xúc tác khiến giá hồi phục. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ biến động giá khi một lượng lớn Bitcoin từ Mt. Gox đổ vào thị trường. Như mọi khi, hãy cẩn trọng trước mọi biến động và khôn khéo nắm bắt các cơ hội phù hợp từ tin tức vĩ mô trong giai đoạn này.
Đọc thêm các bài phân tích tài chính của Doo Prime tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.