Xu Hướng Giảm Cân & Làn Sóng AI Thúc Đẩy Cổ Phiếu Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe Tăng Cao Năm 2024 

2024-02-02 | AI ,Cổ phiếu chăm sóc sức khỏe ,Xu hướng cổ phiếu

Trong khoảng đầu năm 2024 vừa qua, nền kinh tế toàn cầu nói chung đang cho thấy khả năng phục hồi tốt, mở đường cho sự phát triển tích cực trong đa dạng lĩnh vực. Các nhà phân tích đã dự báo rằng tất cả các ngành trong chỉ số S&P 500 sẽ tăng trưởng có lãi trong năm nay. Trong đó, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin dự kiến sẽ dẫn đầu về khả năng sinh lợi nhuận. Cụ thể, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng gần 18% thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm nay. 

Cổ phiếu chăm sóc sức khỏe bao gồm các công ty liên quan đến lĩnh vực phát triển dược phẩm, sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe. Những lĩnh vực này giữ trọng số hàng đầu trong S&P 500, với đặc điểm là khả năng phòng thủ và phục hồi. Điểm mạnh của ngành này là nhu cầu ổn định, ít biến động và lợi nhuận trên mức trung bình. 

Các cổ phiếu y tế là cơ hội đầu tư dài hạn tuyệt vời. Do đó, bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu vào hiệu suất của các cổ phiếu trong lĩnh vực này. Đồng thời, cung cấp các thông tin hữu ích về xu hướng, phân tích ưu, nhược điểm của các cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe trong năm 2024. Từ đó, hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt các cơ hội đa dạng, giảm thiểu các biến động ngắn hạn. 

Khở Đầu Mạnh Mẽ: “Điểm Cắt Vàng” Đã Xuất Hiện 

Nhờ định giá hấp dẫn và triển vọng tăng trưởng, cổ phiếu chăm sóc sức khỏe đã có khởi đầu mạnh mẽ vào năm 2024, là một trong những lĩnh vực hoạt động tốt nhất trong chỉ số S&P 500. 

Kể từ đầu tháng 1, một số cổ phiếu trong ngành đã xuất hiện chỉ báo “Golden Cross”. Đây là thuật ngữ để chỉ điểm cắt của 2 đường MA50 và MA200, là tín hiệu tốt về xu hướng tăng trong dài hạn của cổ phiếu. Xu hướng này xuất hiện trong ETF – SPDR (XLV), gồm 64 cổ phiếu chăm sóc sức khỏe được chọn lọc của Hoa Kỳ với giá trị thị trường trung bình là 33 tỷ USD. 

Các cổ phiếu lẻ, đơn cử là gã khổng lồ ngành dược phẩm Eli Lilly của Mỹ, không chỉ duy trì mức tăng ấn tượng là 78,1% vào năm 2023, mà còn giữ được vị thế là cổ phiếu có hiệu suất hàng đầu trong ngành. Doanh nghiệp này xếp vị trí thứ 9 về vốn hóa thị trường trong S&P 500. Chỉ riêng trong tháng 1, giá trị thị trường của nó đã vượt qua Tesla, đạt mức 595 tỷ USD. 

Bên cạnh đó, năm 2023, công ty dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk đã tận dụng triệt để nhu cầu ngày càng tăng về bệnh tiểu đường và thuốc giảm cân, giúp họ này trở thành công ty dẫn đầu trong ngành dược phẩm Châu Âu và chỉ số STOXX Europe 600. 

Hai Xu Hướng Chính Trong Năm 2024 Của Cổ Phiếu Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe 

Độ phổ biến của cổ phiếu lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có mối liên hệ mật thiết đến hai xu hướng đã có từ năm 2023 – sự gia tăng của thuốc giảm cân và sự bùng nổ của AI. Đây cũng chính là hai động lực cho sự thống trị của cổ phiếu ngành này trong năm nay. 

Thuốc Giảm Cân 

Nhu cầu về các loại thuốc mới giúp giảm cân và tiểu đường đã thúc đẩy lợi nhuận và giá cổ phiếu của các nhà phát triển trong lĩnh vực này. 

Cổ phiếu của Eli Lilly (LLY) đã có mức tăng ấn tượng, chủ yếu là nhờ triển vọng của hai loại thuốc giảm cân là Mounjaro và Zepbound. Ngoài ra, Eli Lilly đang tiến hành thử nghiệm một loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Mặc dù đã là doanh nghiệp lớn nhất thế giới, tính theo vốn hóa thị trường, nhưng với doanh thu dự kiến từ hai loại thuốc giảm cân kể trên, cổ phiếu LLY vẫn được kỳ vọng tăng cao. 

Tâm lý lạc quan cũng dễ nhận thấy với các loại thuốc của Novo Nordisk (NVO). Doanh số dự kiến của Ozempic và Wegovy lần lượt là 113 tỷ Krone và 60 tỷ Krone vào năm 2024. 

Goldman Sachs lưu ý rằng, trong năm 2024, các nhà sản xuất thuốc giảm cân trên toàn cầu, bao gồm Eli Lilly và Novo Nordisk, đang sản xuất các loại thuốc tương tự nhau để giải quyết béo phì và các bệnh liên quan. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng hầu hết các loại thuốc này hiện tại đều có phương pháp điều trị can thiệp (tiêm).  

Được biết, Kallyope Inc., một công ty công nghệ sinh học của Hoa Kỳ đang phát triển thuốc giảm cân dạng uống, đang để mắt tới thị trường thuốc giảm cân trị giá hàng tỷ đô la và đang tìm cách phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để gây quỹ. 

AI Trong Lĩnh Vực Chăm Sóc Sức Khỏe 

Sự tăng trưởng bùng nổ của AI trong năm qua đã cho thấy tiềm năng phong phú của nó, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng AI vào chăm sóc sức khỏe. Minh chứng là các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào ứng dụng AI đã thu được các mức tăng trưởng đáng kể. 

Gã khổng lồ dược phẩm toàn cầu Novartis (NVS) đã ký kết hợp tác dược phẩm với Isomorphic Labs, một công ty dược phẩm AI trực thuộc Google. Sự hợp tác này nhằm đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ AI để phát hiện ra các loại thuốc mới. Ngoài ra, Novartis còn hợp tác với những gã khổng lồ công nghệ khác, chẳng hạn như hợp tác với Palantir để lưu trữ dữ liệu và hợp tác với Microsoft trong lĩnh vực sản xuất hóa chất. 

Xunfei Medical, một công ty con của iFlytek (002230), dẫn đầu việc thương mại hóa quy mô lớn các giải pháp AI trong lĩnh vực y tế Trung Quốc. Là nhà cung cấp dịch vụ chẩn đoán AI, Mô hình y tế Xunfei Spark độc quyền của Xunfei Medical được thiết kế riêng cho hơn 300 tình huống y tế, vượt qua GPT trong các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Gần đây, iFlytek đã công bố việc tách Xunfei Medical và ý định tiến hành IPO trên bảng chính của Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông. 

Góc Nhìn Đa Chiều: Cơ Hội Và Rủi Ro 

Các Ưu Thế Của Lĩnh Vực Chăm Sóc Sức Khỏe 

Bên cạnh các ngoại lực như xu hướng thuốc giảm cân và sự hỗ trợ của AI, lĩnh vực sức khỏe luôn có những thế mạnh cốt lõi đặc biệt. 

  • Ít Biến Động: Xu hướng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dài hạn luôn duy trì, giúp ngành này ít nhạy cảm với biến động thị trường. Nhờ vậy, cổ phiếu lĩnh vực sức khỏe luôn được xem là một loại tài sản đảm bảo, với tính phòng thủ và khả năng phục hồi tốt. 
  • Định Giá Thấp: Sau một năm trầm lắng  của toàn bộ thị trường, cổ phiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ở mức thấp nhất lịch sử. Xét khả năng tăng trưởng của ngành dược, rủi ro áp lực giảm là không đáng kể, nhưng tiềm năng tăng thì lại vô cùng sáng. 
  • Tiềm Năng Tăng Trưởng: Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng tăng ổn định, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mở ra cơ hội đầu tư đa dạng. Sự mở rộng sang các lĩnh vực phụ mới sẽ mang lại cơ hội đầu tư mang tính cấu trúc. 

Nhược Điểm Của Cổ Phiếu Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe 

Mặc dù ngành chăm sóc sức khỏe đang có xu hướng tăng tốt, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần xem xét các yếu tố sau đây: 

  • Sự Bất Ổn Trong Các Chính Sách: Cổ phiếu chăm sóc sức khỏe thường phải đối mặt với thách thức trong những năm bầu cử tổng thống khi chi phí chăm sóc sức khỏe trở thành chủ đề chính trị. Theo dữ liệu từ Strategas, trong 12 năm bầu cử tổng thống vừa qua, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chỉ vượt trội hơn chỉ số S&P 500 trong 3 năm. Những thay đổi về chính sách và sự không chắc chắn có thể khiến ngành này trở thành tâm điểm chú ý. 
  • Biên Lợi Nhuận Thấp: Chi phí nghiên cứu và đổi mới công nghệ ngày càng tăng góp phần làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe liên tục. Đồng thời, nhu cầu ngày càng tăng về hệ thống quản lý được cải tiến để giải quyết chi phí bảo hiểm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Cân bằng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn với mức giá thấp hơn trong bối cảnh chi phí ngày càng tăng có thể tác động nghiêm trọng đến các khía cạnh cơ bản của cổ phiếu chăm sóc sức khỏe. 
  • Cạnh Tranh Gay Gắt:  Sự gia nhập của nhiều công ty công nghệ hơn vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả những gã khổng lồ như Google và Microsoft, có khả năng phá vỡ đáng kể các mô hình kinh doanh hiện tại. Ngoài ra, các công ty công nghệ sinh học tiên tiến có thể hoạt động tốt hơn các công ty dược phẩm lớn truyền thống. Dòng người mới tham gia vào ngành chăm sóc sức khỏe có thể định hình lại thứ hạng của các cổ phiếu chăm sóc sức khỏe hiện có, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. 

Tóm lại, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa trong năm 2024 nhờ xu hướng giảm cân và Trí tuệ nhân tạo. Với các ưu điểm như tính biến động thấp, định giá hấp dẫn và tiềm năng phát triển tốt, cổ phiếu trong lĩnh vực này có thể là một sản phẩm đầu tư dài hạn tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các yếu tố về chính sách không ổn định, biên lợi nhuận thấp, hay đặc biệt là mức độ cạnh tranh khốc liệt trong ngành. Từ đó, hy vọng nhà đầu tư sẽ có được góc nhìn khách quan nhất và có cho mình những sự lựa chọn phù hợp trong năm nay. 

| Về Doo Group           

Tập đoàn Doo Group được thành lập vào năm 2014 và hiện có trụ sở chính đặt tại Singapore. Sau nhiều năm phát triển, Doo Group đã trở thành một tập đoàn dịch vụ tài chính đa lĩnh vực với mảng công nghệ tài chính làm cốt lõi. Với nhiều thương hiệu trực thuộc như Doo Clearing, Doo Financial, Doo Prime, Doo Wealth, Doo Health, Doo Academy, Lesspay, FinPoints và hơn thế nữa, Tập đoàn cam kết mang đến hệ thống dịch vụ tài chính chất lượng cùng các giải pháp cải tiến toàn diện cho quý khách hàng cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới.          

Hiện tại, các chi nhánh trực thuộc Tập đoàn Doo Group, theo vị trí địa lý và sản phẩm, được quy định bởi nhiều cơ quan quản lý tài chính hàng đầu toàn cầu, bao gồm nhưng không giới hạn ở Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (US SEC), Cơ quan quản lý ngành tài chính (US FINRA), Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh (UK FCA), Ủy ban Chứng khoán Và Đầu tư Úc (ASIC), Trung Tâm Phân Tích Và Báo Cáo Giao Dịch Úc (AUSTRAC), Ủy Ban Chứng Khoán Và Hợp Đồng Tương Lai Hồng Kông (HK SFC), Cơ Quan Bảo Hiểm Hồng Kông (HK Insurance Broker), Cơ Quan Đăng Ký Hồng Kông ( HK Trust Company), Cục Hải Quan Và Thuế Hồng Kông (Nhà Điều Hành Dịch Vụ Tài Chính HK), Cơ quan Đại lý Bất động sản Hồng Kông (HK EAA), Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Labuan Malaysia (MY Labuan FSA), Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Seychelles (SC FSA), Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Mauritius (MU FSC), và Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Vanuatu (VU FSC). Hiện tại, tập đoàn Doo Group sở hữu các đơn vị trực thuộc hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có Dallas, London, Sydney, Singapore, Hồng Kông, Dubai, Kuala Lumpur, cũng như tại nhiều khu vực khác.              

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:                         

Trang web chính thức: www.doo.com          

Văn phòng Hồng Kông: +852 2632 9557                        

Văn phòng Singapore: +65 6011 1736                       

Email: marketing@doogroup.com         

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                              

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                              

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                              

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                         

Tuyên Bố Rủi Ro                                

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                                

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                           

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm                      

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Kiến ThứcIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-16 | Kiến Thức

VIX Tăng Vọt: Nỗi Lo Suy Thoái Mới? 

VIX tăng vọt lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch Covid, khiến S&P 500 giảm ngay 10% và nỗi sợ suy thoái quay trở lại. Nguyên nhân là gì?

article-thumbnail

2024-08-08 | Kiến Thức

Yên Nhật Tăng: Đáng Mừng hay Đáng Lo? 

Đồng Yên Nhật (JYP) đang thực sự khiến cả thế giới chao đảo. Sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng. Nikkei 225 Tạo Đáy 

article-thumbnail

2024-08-02 | Kiến Thức

Harris Vs Trump: Các Tác Động Thị Trường 

Từ Biden với Trump đến Harris với Trump, tất cả đang tạo nên những tác động bất ổn đến thị trường. Các tác động của những sự kiện này là gì?