Trong suốt năm 2022, thị trường toàn cầu đã trải qua nhiều phen biến động bất ngờ, trong đó không thể không kể đến chiến tranh Nga-Ukraine, tình trạng thiếu năng lượng, các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cùng với hàng loạt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác. Tất cả đã đẩy tài sản tài chính để vực thẳm và khó có thể được vực dậy trong một sớm một chiều.
Ngay cả đối với vàng – sản phẩm vốn được các nhà đầu tư coi là “tài sản trú ẩn an toàn”, cũng không thoát khỏi cảnh ngộ lao dốc trong năm nay.
Nếu để ý một chút thì ta sẽ dễ dàng nhận thấy giá vàng có xu hướng biến động mạnh mỗi khi thị trường toàn cầu gặp sóng gió, và 2022 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. So với hồi đầu năm, giá vàng trong tháng 3 đã tăng hơn 13% và giảm gần 10%.
Giữa những biến động của thị trường vào năm nay, nhà đầu tư có thể thu thập những thông tin giá trị nào để lên kế hoạch đầu tư cho năm tới? Mời bạn đọc đón theo dõi bài viết dưới đây!
Đâu Là Nhân Tố Trọng Yếu Tác Động Đến Giá Vàng?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu xu hướng giá vàng năm nay, trước tiên hãy cùng xem xét những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng. Thông qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự thay đổi về giá, cũng như tự suy luận ra ý nghĩa thực sự đằng sau xu hướng của kim loại quý này.
Vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại bởi đặc tính đẹp, hiếm, quý và ổn định. Nhìn chung, trong số nhiều thuộc tính đặc biệt của vàng, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức chuyển động giá của kim loại quý này là:
1. Tài Sản Đầu Tư Tài Chính
Trong suốt một thời gian dài, một trong những yếu tố chính khiến vàng trở thành sản phẩm giao dịch phổ biến chính là lợi thế liên quan đến đầu tư tài chính.
Bản thân việc nắm giữ vàng không tạo ra cổ tức hoặc thu nhập từ lãi suất như cổ phiếu hoặc trái phiếu, nên nguồn lợi nhuận duy nhất của các nhà đầu tư là sự điều chỉnh về giá của kim loại quý này. Thông thường, đối với các nhà đầu tư có xu hướng mua những tài sản tài chính phổ biến như cổ phiếu, thì sẽ nắm rất ít cơ hội trước sự tăng lên của giá vàng. Chính vì thế, giá vàng thường liên quan mật thiết đến tình hình chung của thị trường tài chính.
Đóng vai trò là chuẩn mực của thị trường tài chính, “lãi suất” thường có tác động trực tiếp đến hoạt động của nhiều tài sản tài chính ở cấp độ vĩ mô.
Khi lãi suất tăng, lợi nhuận từ việc nắm giữ trái phiếu phi rủi ro như trái phiếu kho bạc sẽ tăng lên, do đó dễ dàng thu hút các nhà đầu tư vào các tài sản trên. Có thể nói, điều này không hề có lợi cho giá vàng. Ngược lại, khi lãi suất giảm, lợi nhuận từ việc đàu tư các danh mục đầu tư phổ biến như cổ phiếu, trái phiếu không đem lại nhiều lợi nhuận tiềm năng, thì vàng chính là tài sản trú ẩn an toàn mà các nhà đầu tư sẽ tìm đến.
Mối tương quan không mấy tích cực giữa giá vàng và lãi suất được minh hoạ ngay trong hình dưới đây – về mối quan hệ giữa giá vàng và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ trong 5 năm vừa qua.
2. Thuộc Tính Bảo Toàn Giá Trị & Bảo Hiểm Rủi Ro
Vàng, với tư cách là một vật tương đương chung, từ lâu đã được công nhận là một tài sản phòng ngừa rủi ro an toàn trong lịch sử lâu dài của nhân loại. Bất cứ khi nào xảy ra một sự kiện hệ trọng, chẳng hạn như khủng hoảng tín dụng của tiền tệ trong nước, hoặc sự kiện liên quan đến chính trị như chiến tranh, các đồng tiền tín dụng thường có xu hướng rớt giá. Trong tình hình đó, công chúng càng có cớ để chi mạnh tay hơn cho tài sản trú ẩn an toàn – vàng.
Nói cách khác, nếu một nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát hoặc khủng hoảng tín dụng, từ đó khiến sức mua của đồng tiền suy giảm, thì giá trị của vàng – vốn được xem là một loại tiền tệ cứng, sẽ tăng lên. Điều này tương tự như dầu thô – sản phẩm sở hữu những đặc tính của tiền tệ cứng.
Như chúng ta quan sát từ hình minh hoạ bên dưới, sự biến động về giá của dầu thô và vàng trong vai trò là hai loại tiền tệ mạnh, đều cho thấy mối tương quan theo chiều hướng tích cực.
Trong suốt những năm vừa qua, tuy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của vàng và dầu thô không hoàn toàn giống nhau, nhưng hai danh mục đầu tư trên đã nhiều lần biến động trong khoảng giá tương tự.
Tóm lại, hiệu suất đến từ tâm lý chung của thị trường tài chính sẽ quyết định mức biến động tương ứng của vàng.
3. Dự Trữ Tiền Tệ
Nhà triết học người Đức Karl Marx từng nói: “Mặc dù vàng và bạc về bản chất không phải là tiền, nhưng tiền về bản chất là vàng và bạc”.
Trước sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, đồng đô la đã được liên kết trực tiếp với vàng. Ngay cả trong thời kỳ hậu Bretton Woods, các chính phủ đã nắm giữ một lượng vàng dự trữ lớn.
Theo dữ liệu mới nhất từ Hội Đồng Vàng Thế Giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã mua gần 400 tấn vàng trong quý 3 năm nay, tăng khoảng 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, việc vàng sở hữu chức năng dự trữ và thanh toán với tư cách là một loại tiền tệ cũng không phải là điều gì đó quá khó hiểu.
Dựa vào thuộc tính tiền tệ mà bản thân vàng có được, kim loại quý này có khả năng tác động thay thế lẫn nhau với nhiều loại tiền tệ chính thức của các quốc gia khác. Ví dụ: nếu giá trị của đồng đô la Mỹ tăng, vàng sẽ giảm và ngược lại. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy hai yếu tố này có mối tương quan nghịch biến ra sao trong vòng 5 năm qua.
Các Sự Kiện Lớn Tác Động Đến Vàng Như Thế Nào?
Từ đầu năm đến nay, các sự kiện kinh tế và chính trị quan trọng liên tục được diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mang đến sự biến động về giá trên diện rộng của nhiều tài sản tài chính. Vàng không phải là ngoại lệ.
1. Các Đợt Tăng Lãi Suất Mạnh Mẽ Của Hội Đồng Thống Đốc Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (“Fed”)
Nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát kéo dài ở Mỹ, Fed đã nhiều lần tăng lãi suất trong năm nay. Vào tháng 5, Fed đã phá vỡ mức dự đoán ban đầu của thị trường, khi lần đầu tiên tăng mức lãi suất sau nhiều năm lên đến 50 điểm cơ bản. Tiếp sau đó, Fed càng mạnh tay hơn khi tiến hành tăng lãi suất liên tục với mức kỷ lục lên đến 75 điểm cơ bản.
Trong bối cảnh đó, giá trị của đồng đô la Mỹ cũng vì vậy tăng vọt.
Như chúng ta có thể thấy quan sát từ hình minh hoạ bên dưới, cho đến nay, xu hướng giá vàng trong năm về cơ bản đã giảm dần. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ vẫn tăng giá đều trước các đợt tăng lãi suất của Fed.
Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất do Hoa Kỳ công bố vào ngày 10 tháng 11 đã cho thấy mức chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn so với dự kiến. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy tình hình lạm phát hiện tại ở Hoa Kỳ đang dần suy yếu?
Trước dự đoán này, thị trường đang nhen nhóm hy vọng Fed có thể sớm giảm tốc độ tăng lãi suất, từ đó tạo điều kiện cho sự tăng lên của giá vàng.
2. Chiến tranh Nga-Ukraine
Các sự kiện chính trị có sức ảnh hưởng lớn như chiến tranh hay xung đột thường gây ra sự hoảng loạn trên thị trường tài chính, khiến các nhà đầu tư đổ xô vào vàng cùng các tài sản trú ẩn an toàn khác. Chính điều này đã góp phần đẩy giá vàng lên mức cao.
Sau khi chiến tranh Nga và Ukraine chính thức nổ ra vào ngày 24 tháng 2, giá vàng đã tăng nhanh trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, để trừng phạt Nga, Mỹ đã ngang nhiên đóng băng một lượng lớn tiền dự trữ ngoại hối bằng đô la Mỹ. Chính động thái trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các chính phủ trong khu vực.
Trong tình hình trên, nhằm ngăn ngừa rủi ro không đáng có, ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia đã tiến hành phân bổ vàng.
Tuy nhiên, khi chiến tranh ngày càng kéo dài, thị trường dần thích nghi với các tác động trước nguy cơ chiến tranh.
Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay nhất có thể, từ đó kéo giá trị của đồng đô la Mỹ lên cao. Cuối cùng, tác động của chiến tranh Nga-Ukraine đến xu hướng giá vàng cũng bắt đầu phai nhạt dần.
Dự Đoán: Phân Tích Tương Lai Của Vàng
Xu hướng giá vàng trong năm tới sẽ như thế nào? Điều này sẽ yêu cầu chúng tôi xem xét các yếu tố khác nhau và tập trung vào ba lĩnh vực sau:
1. Xu Hướng Của Đồng Đô La Mỹ
Việc Fed giảm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của đồng đô la Mỹ. Như chúng tôi vừa phân tích, vàng có xu hướng tương quan nghịch đảo với đồng đô la Mỹ, chính vì thế nên nếu đồng đô la Mỹ bắt đầu giảm, giá vàng sẽ tăng lên trong thời gian ngắn hạn.
Vào ngày 10 tháng 11, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) đã công bố chỉ số CPI mới nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong tháng 10. Theo dữ liệu trên, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7.7%, giảm mạnh so với mức 8.2% vào trước đó. Đây được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Ngay sau khi dữ liệu trên được công bố, thị trường càng đặt nhiều niềm tin hơn về việc giảm tốc độ tăng lãi suất của Fed. Ngoài ra, Phó Chủ tịch Fed – Lael Brainard, cũng cho biết vào tháng 11 rằng Fed có thể sớm làm chậm lại tốc độ tăng lãi suất.
Tất nhiên, thời gian chính xác để Fed giảm tốc vẫn chưa được xác nhận. Thị trường chỉ có thể “bắt sóng” thông tin trên khi Fed có dấu hiệu “rục rịch” thay đổi chính sách tiền tệ.
Các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số giá PCE lõi – công bố vào ngày 1 tháng 12 sắp tới. Chỉ số này và CPI đều là chỉ số giá. Tuy nhiên, điểm khác biệt là chỉ số giá PCE lõi không chỉ dành cho người tiêu dùng cá nhân, mà còn có ích cho các doanh nghiệp. Bởi vì thế nên Fed cũng sẽ tập trung vào chỉ số giá PCE lõi khi tiến hành cân nhắc tình hình lạm phát của đất nước.
2. Suy Thoái Kinh Tế
Nếu Fed tiến hành thực hiện các chính sách theo như kỳ vọng của thị trường hiện tại thông qua việc giảm dần tốc độ tăng lãi suất, thì giá vàng sẽ được đẩy lên mức cao hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn trung hạn thì việc Fed giảm tốc độ tăng lãi suất, thậm chí chuyển sang giảm lãi suất cũng sẽ không bảo chứng cho sự tăng giá của kim loại quý này.
Trên thực tế, nền kinh tế Hoa Kỳ hiện tại đang diễn biến không mấy khả quan, sau khi các gã khổng lồ về công nghệ như Twitter, Meta và Amazon sa thải hàng loạt các nhân viên. Đó là chưa kể đến mức tăng trưởng GDP bị đình trệ. Thực trạng trên đã chính thức đặt Mỹ vào nguy cơ suy thoái kinh tế.
Nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng suy thoái trong tương lai, việc Fed giảm lãi suất sẽ không mang bất kỳ ý nghĩa nào. Và niềm tin của thị trường sẽ nhanh chóng phai nhạt dần.
Nếu đúng là như vậy thì ngay cả khi đồng đô la Mỹ cũng không nằm ngoài vòng cắt giảm lãi suất. Và như đã đề cập, sự suy giảm của đồng đô la Mỹ sẽ là cơ hội có 1-0-2 để vàng chứng minh được vị thế của mình trong số các danh mục đầu tư tài chính. Nói cách khác, vàng sẽ được “săn đón” trở lại một khi niềm tin của thị trường dần suy yếu.
3. Thuyết Thiên Nga Đen
Thế giới hiện đang đứng giữa những sự thay đổi chưa từng có trong suốt một thế kỷ. Đồng thời, cấu trúc toàn cầu đang phải đối mặt với những biến động mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, lý thuyết thiên nga đen, hay còn được gọi là sự kiện thiên nga đen, với khả năng phá vỡ nhận thức của thị trường trong thời gian trước, đã thường xuyên xảy ra. Hệ quả của lý thuyết này là liên tục làm xáo trộn xu hướng về giá của các tài sản tài chính.
Đứng trước tình hình trên, các nhà đầu tư nên chú ý đến các động thái mới nhất của thị trường tài chính, từ đó xây dựng phương án phản ứng phụ hợp trước các sự kiện có liên quan đến thuyết Thiên Nga Đen.
| Về Doo Prime
Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi
Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán
Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFDs toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa và Chỉ số Chứng khoán. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 90.000 khách hàng, với khối lượng giao dịch bình quân hàng tháng là 51.223 tỷ USD.
Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.
Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại:
Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199
Khu vực Châu Á: +852 3704 4241
Khu vực Châu Á – Singapore: 65 6011 1415
Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539
Email:
Hỗ Trợ Kỹ Thuật: vn.support@dooprime.com
Hỗ Trợ Khách Hàng: vn.sales@dooprime.com
Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo
Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.
Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.
Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.
Tuyên Bố Rủi Ro
Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.