Lo ngại nhu cầu ở Trung Quốc giảm, giá dầu thế giới đi xuống khoảng 7%

Theo chuyên gia phân tích hàng hóa trưởng của ngân hàng SEB, nhu cầu dầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được dự đoán sẽ giảm 800.000 thùng/ngày với mức bình thường tháng Tư.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 7% trong phiên 28/3 sau khi trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc tiến hành phong tỏa để hạn chế số ca mắc COVID-19, làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nhu cầu dầu.
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 8,17 USD, hay 6,8%, xuống 112,48 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 7,94 USD, hay khoảng 7%, và đóng phiên ở mức 105,96 USD/thùng.
Thượng Hải đã bước vào tình trạng phong tỏa hai giai đoạn đối với 26 triệu dân ở thành phố này trong ngày 28/3, trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Các con đường qua cầu và đường hầm đều bị chặn lại, trong khi đường cao tốc bị hạn chế.
Ông Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa trưởng của ngân hàng SEB (Thụy Điển), cho biết nhu cầu dầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được dự đoán sẽ giảm 800.000 thùng/ngày so với mức bình thường trong tháng Tư.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Italy có khả năng thay thế khí đốt của Nga trong vài năm tới

Giám đốc điều hành công ty dầu khí Italy ENI – cho biết Italy có thể thay thế một nửa nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bằng các nguồn khác vào mùa Đông tới.
Ngày 28/3, ông Claudio Descalzi – Giám đốc điều hành của công ty dầu khí Italy ENI – cho biết nước này có thể thay thế một nửa nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bằng các nguồn khác vào mùa Đông tới và loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga trong một vài năm.
Phát biểu với báo giới, ông Descalzi nêu rõ: “Nguồn cung cấp khí đốt từ Nga là một vấn đề lớn. Khí đốt Nga hiện đang được chuyển từ Ukraine đến Italy, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.”
Ông Descalzi lưu ý rằng Nga hiện yêu cầu các nhà nhập khẩu từ các nước “không thân thiện” phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble bắt đầu từ tháng 4, mặc dù điều đó không được quy định trong hợp đồng với ENI (vốn giao dịch bằng đồng euro).
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
UAE: Dầu mỏ không nên bị ngăn chặn ở bất kỳ quốc gia nào

Bộ trưởng Năng lượng UAE ngày 28/3 nhấn mạnh OPEC+ không phải là một tổ chức chính trị và các thành viên chỉ tập trung vào việc bảo đảm cân bằng cho thị trường.
Bộ trưởng Năng lượng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei ngày 28/3 cho rằng dầu mỏ không nên bị ngăn chặn ở bất cứ nước nào bởi “thế giới đang rất cần nguồn cung.”
Hãng thông tấn WAM dẫn lời Bộ trưởng Suhail al-Mazrouei cho hay Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, sẽ thảo luận về thực trạng cung-cầu trong cuộc họp sắp tới.
Ông cũng nhấn mạnh OPEC+ không phải là một tổ chức chính trị và các thành viên chỉ tập trung vào việc bảo đảm cân bằng cho thị trường.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Đức sẽ duy trì các thỏa thuận về giãn nợ và không tăng thuế

Theo Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ giảm mạnh so với dự báo trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cho biết liên minh cầm quyền của nước này sẽ duy trì các thỏa thuận về giãn nợ và không tăng thuế.
Trong khi đó, theo Viện nghiên cứu kinh tế Ifo, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ giảm mạnh so với dự báo trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra.
Trong khi đó, tình trạng giá cả tăng cao cũng đang ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng nước này.
Ông Timo Wollmershäuser, lãnh đạo Viện Ifo, cho biết tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước này trong năm 2022 chỉ nằm trong khoảng từ 2,2-3,1%, giảm mạnh so với mức dự báo 3,7% hồi tháng Mười Hai của Viện này.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Giá vàng SJC ổn định quanh 69,3 triệu đồng, tỷ giá trung tâm đi lên

Giá vàng SJC được các doanh nghiệp trong nước giữ ổn định phiên sáng 29/3 khi niêm yết quanh ngưỡng 69,3 triệu đồng/lượng trong khi thương hiệu vàng Rồng Thăng Long lại giảm nhẹ.
Giá vàng SJC trong nước ít biến động phiên sáng 29/3 trong khi tỷ giá trung tâm quay đầu đi lên.
Theo đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá mua và bán vàng SJC từ 68,60-69,30 triệu đồng, đi ngang.
Tương tự, hai doanh nghiệp khác cũng giữ ổn định giá giao dịch. Cụ thể, Công ty Doji niêm yết từ 68,50-69,30 triệu đồng/lượng; Công ty Phú Quý thông báo giá mua vào là 68,60 triệu đồng/lượng và bán ra là 69,30 triệu đồng/lượng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus