Giá dầu châu Á đi xuống phiên 30/6 trước khi cuộc họp OPEC+ khép lại

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầy biến động 30/6, khi thị trường chịu áp lực bởi những lo ngại về nguồn cung toàn cầu và báo cáo cho thấy dự trữ nhiên liệu của Mỹ gia tăng.
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2022 giảm 45 xu Mỹ (0,4%), xuống 112 USD/thùng. Loại dầu kỳ hạn giao tháng 8/2022, hết hạn vào ngày 30/6, cũng mất 1,11 USD (1%), xuống 115,15 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 57 xu Mỹ (0,5%), xuống 109,21 USD/thùng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 30/6

Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đều giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch chiều 30/6 do các nhà giao dịch lo ngại rằng việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ gây ra suy thoái.
Tuy nhiên, chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc được cải thiện một chút (lần đầu tiên kể từ tháng Hai chỉ số này vượt 50 – ngưỡng phân định giữa tăng trưởng và suy giảm) cũng hạn chế đà giảm của thị trường.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,5% xuống 26.393,04 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,6% xuống 21.859,79 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 1,1% lên 3.398,62 điểm.
Thị trường chứng khoán Sydney, Seoul, Singapore, Đài Bắc, Manila và Wellington đều giảm điểm.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Chỉ số S&P 500 trải qua nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1970

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên 30/6 trong sắc đỏ, qua đó khép lại một tháng và một quý ảm đạm với Phố Wall nói chung và nửa đầu năm tồi tệ nhất của riêng chỉ số S&P 500 trong hơn 50 năm qua.
Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500 giảm 32,58 điểm, hay 0,85%, xuống 3.786,25 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 146,95 điểm, hay 1,31%, xuống 11.030,95 điểm, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 219,61 điểm, hay 0,71%, và đóng phiên với 30.809,70 điểm.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Ngập tràn trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index mất mốc 1.200 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tháng 6 bằng một phiên giảm sâu, xóa nhòa những nỗ lực phục hồi kể từ đầu tuần của chỉ số VN-Index.
Sắc đỏ lan rộng ra toàn bộ thị trường; trong đó, nhiều cổ phiếu ngành bất động sản và chứng khoán còn giảm sàn.
Chốt phiên giao dịch 30/6, VN-Index giảm 20,49 điểm xuống 1.197,6 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 510,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 11.326,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 89 mã tăng giá, trong khi có tới 371 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Giá vàng trong nước đảo chiều tăng 150.000 đồng mỗi lượng

Phiên sáng nay (1/7), hai thương hiệu vàng trong nước điều chỉnh giảm nhẹ từ 140.000-150.000 đồng/lượng, tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 2 đồng.
Theo đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giảm giá vàng SJC thêm 150.000 đồng, hiện giao dịch từ 68,15-68,75 triệu đồng/lượng. Tương tự, tại Công ty Phú Quý, giá vàng SJC được doanh nghiệp này giao dịch từ 68,13-68,70 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng mỗi lượng. Công ty Doji Hà Nội cũng giảm 150.000 đồng, hiện niêm yết giá mới từ 68,10-68,70 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Như vậy, trong tuần thương hiệu vàng SJC có 3 phiên giảm giá và 2 phiên tăng giá, so với đầu tuần thương hiệu này đã tăng 150.000 đồng/lượng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus