Giá dầu thế giới giảm mạnh do số liệu tiêu cực về hoạt động sản xuất

Trong phiên giao dịch 1/8, giá dầu thế giới giảm khoảng 4% khi số liệu tiêu cực về hoạt động sản xuất tại một số quốc gia “đè nặng” lên triển vọng nhu cầu.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc họp diễn ra trong tuần này của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 3,94 USD (3,8%) xuống 100,03 USD/thùng, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp 99,09 USD/thùng.
Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 4,73 USD (4,8%) xuống 93,89 USD/thùng, sau khi rơi xuống 92,42 USD/thùng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Giá vàng trên thị trường châu Á gần mức cao nhất của ba tuần

Giá vàng châu Á ổn định gần mức cao của ba tuần trong phiên 1/8 nhờ đồng USD suy yếu, trong khi các nhà đầu tư cẩn trọng trước các số liệu kinh tế mà có thể xác định tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.
Khoảng 16 giờ 03 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay không đổi ở mức 1.765,77 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 6/7 là 1.767,79 USD/ounce hôm 29/7. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ đi ngang ở mức 1.782,50 USD/ounce.
Đồng USD giảm, khiến vàng rẻ hơn cho những người nắm giữ đồng tiền tệ khác. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cao hơn đã hạn chế đà tăng của vàng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Các nhà máy tại châu Âu và châu Á đang phải chịu áp lực giá cao

Các nhà máy trên khắp châu Âu và châu Á đang phải vật lộn để tìm động lực trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới giảm và các biện pháp hạn chế phòng chống COVID-19 đã làm chậm hoạt động sản xuất.
Đây là những lý do làm tăng thêm lo ngại các nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Một loạt chỉ số quản lý mua hàng (PMI) – chỉ số đo lường “sức khỏe” khu vực sản xuất – cho tháng Bảy được công bố ngày 1/8 cho thấy các đơn đặt hàng mới giảm tại các cường quốc sản xuất, nhất là các “ông lớn” công nghệ ở Đông Bắc Á và Đức.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Tiếp tục tăng mạnh, giá vàng SJC vượt ngưỡng 68,4 triệu đồng

Thị trường thế giới bật tăng đã hỗ trợ tích cực giá vàng trong nước phiên sáng nay (2/8).
Theo đó, với mức giá giao dịch ở mức 1.774 USD/ounce, đồng kim loại quý này cộng thêm gần 10 USD/ounce so với cùng thời điểm phiên hôm qua. Khi quy đổi, giá vàng thế giới tương đương 50,35 triệu đồng mỗi lượng.
Với lực đẩy trên, các doanh nghiệp trong nước cũng đồng loạt điều chỉnh giá mua và bán ngay khi mở cửa giao dịch.
Trong đó, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tăng 600.000 đồng/lượng, giá mới từ 67,40-68,40 triệu đồng/lượng.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus
Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ có xu hướng tăng

Tháng 7/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 25 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, giúp Kho bạc Nhà nước huy động được 9.335 tỷ đồng trái phiếu phát hành tại các kỳ hạn 10 năm và 15 năm; trong đó, tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn 10 năm chiếm 81,79%, còn lại 18,21% trái phiếu kỳ hạn 15 năm.
Lãi suất huy động có xu hướng tăng qua các phiên đấu thầu trong tháng Bảy và có mức 2,58% và 2,83% đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm tại thời điểm cuối tháng. Như vậy, lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ có mức tăng 0,05-0,10%/năm so với cuối tháng 6/2022.
Về tổng khối lượng huy động, thông qua đấu thầu, Kho bạc Nhà nước huy động được 78.422 tỷ đồng trái phiếu trong 7 tháng đầu năm, đạt 19,6% kế hoạch năm 2022.
Xem tin đầy đủ tại: VNPlus