Chứng khoán Âu-Mỹ biến động trái chiều trong phiên 23/11

Chứng khoán châu Âu hầu hết giảm trong phiên 23/11, khi tình hình dịch COVID-19 phức tạp đã “lấn át” những dữ liệu khảo sát lạc quan cho Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone).
Theo đó, duy nhất chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) phiên này tăng 0,1% lên 7.266,69 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 1,1% xuống 15.937 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,8% xuống 7.044,62 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 1,3% xuống 4.283,82 điểm.
Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới tại châu Âu đã buộc Áo trở lại tình trạng đóng cửa một phần vào thứ Hai tuần này. Cùng với đó, Bỉ và Hà Lan vẫn đang “quay cuồng” với các cuộc biểu tình bạo lực gần đây nhằm phản đối các biện pháp giãn cách để chống dịch mới.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức cũng đã cảnh báo các biện pháp hạn chế đi lại – bao gồm việc cấm những người chưa được tiêm chủng đến một số không gian công cộng-là không đủ.
Tin đầy đủ: VNPLUS
Mỹ thông báo xuất 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược

Tổng thống Joe Biden ngày 23/11 thông báo sẽ xuất 50 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của Mỹ, như một phần của nỗ lực chung giữa các quốc gia tiêu thụ năng lượng chủ chốt nhằm kiểm soát đà tăng nhanh của giá nhiên liệu vào năm 2021.
Việc “giải phóng” kho dự trữ dầu phối hợp giữa Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Vương quốc Anh là động thái đầu tiên thuộc nỗ lực chung này.
Theo thông báo, Mỹ sẽ xuất 50 triệu thùng dầu từ SPR. Trong số này, 32 triệu thùng sẽ được trao đổi trong vài tháng tới. 18 triệu thùng là phần mở rộng của các giao dịch được ủy quyền từ trước đó.
Nhà Trắng cho biết trong tuyên bố rằng Tổng thống Biden có thể đưa ra các hành động bổ sung nếu cần. Ông sẵn sàng sử dụng toàn quyền của mình để phối hợp với phần còn lại của thế giới nhằm đảm bảo nguồn cung khi nền kinh tế phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Tin đầy đủ: VNPLUS
Phiên 23/11: Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất một tuần

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao của một tuần trong phiên 23/11 theo sau động thái “giải phóng” hàng chục triệu thùng dầu từ các kho dự trữ của Mỹ và các nước tiêu thụ khác để “hạ nhiệt” thị trường không như một số kỳ vọng.
Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc tăng 2,61 USD (3,3%) lên 82,31 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,75 USD (2,3%) lên 78,50 USD/thùng. Đây là mức tăng phần trăm lớn nhất tính theo ngày của dầu Brent kể từ tháng 8/2021 và là mức đóng phiên cao nhất kể từ ngày 16/11.
Ngày 23/11, Mỹ thông báo sẽ xuất kho dự trữ chiến lược hàng triệu thùng dầu, theo một kế hoạch phối hợp với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ bớt giá dầu sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, nhiều lần phớt lờ lời kêu gọi tăng sản lượng dầu.
Tin đầy đủ: VNPLUS
OPEC không còn nhiều dư địa để tăng sản lượng dầu nhanh hơn

Việc Mỹ gây sức ép để Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng sản lượng dầu và “hạ nhiệt” giá dầu thô cho thấy OPEC dù muốn cũng không còn nhiều dư địa để tăng sản lượng nhanh hơn.
Trên thực tế, OPEC và các nước đối tác, được biết đến là OPEC+, đã rút lại quyết định giảm nguồn cung đưa ra từ năm 2020. Nhưng động thái này vẫn là chưa đủ đối với Mỹ, nước đang than phiền về tình trạng giá dầu liên tục ở mức cao trong gần 3 năm qua.
OPEC+ nhấn mạnh từ tháng Tám mỗi tháng sẽ tăng sản lượng từ từ thêm 400.000 thùng/ngày, để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung vào năm 2022 nếu tăng quá nhanh sản lượng.
Vấn đề nằm ở chỗ OPEC+ hiện thậm chí không thể đạt được mục tiêu đó. Trước đây, vào các thời điểm giá dầu quá thấp, các nhà sản xuất nhỏ trong OPEC ở châu Phi và một số nhà sản xuất dầu lớn hơn ở vùng Vịnh có thể tăng sản lượng nhiều hơn mức mà OPEC đặt ra.
Tin đầy đủ: VNPLUS
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng rơi tự do, USD đạt đỉnh

(VTC News) – 6h sáng nay 24/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch trên sàn Kitco ở mức 1.790 USD/ounce, giảm 58 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá vàng giảm xuống dưới mốc 1.800 USD/ounce vì USD leo đỉnh 16 tháng và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Bên cạnh đó, triển vọng lãi suất của Mỹ sẽ tăng trong năm tới sau khi ông Jerome Powell một lần nữa được đề cử làm Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiệm kỳ II cũng làm giá vàng suy giảm.
Trong khi đó, chỉ số USD lên cao nhất trong 16 tháng và lợi suất trái phiếu kỳ hạn Mỹ được củng cố sau khi Tổng thống Mỹ Biden thông báo tái bổ nhiệm ông Powell làm người lãnh đạo của ngân hàng trung ương Mỹ, gia tăng niềm tin FED sẽ nâng lãi suất vào năm 2022.
Đầu phiên giao dịch hôm nay trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 96,46 điểm.
Tin đầy đủ: VTC