Tin Mới Nhất – 15 June 2020

2020-06-15




Trên toàn thế giới: Tin chính

 

 

Hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á rơi vào suy thoái, hồi phục vào năm 2021: báo cáo

 

 

Theo báo cáo của Viện Kế toán Công chứng ở Anh và xứ Wales và Kinh tế Oxford và Oxford .

 

Triển vọng toàn cầu của coronavirus: Sau báo cáo Outbreak cho biết hầu hết các nền kinh tế khu vực sẽ rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2020 do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát. 

 

Tuy nhiên, tăng trưởng dự kiến ​​sẽ quay trở lại mức trung bình 8% vào năm 2021, được hỗ trợ bởi các gói kích thích tài khóa và nới lỏng tiền tệ.

 

Một đợt bùng phát COVID-19 kéo dài sẽ chứng kiến ​​GDP thế giới giảm 4,7% vào năm 2020, nhiều hơn gấp đôi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử sau chiến tranh. 

 

Tương tự như vậy, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2020 và ghi nhận mức giảm 1,9% trong năm nay.

 

Các biện pháp khóa chặt các quốc gia và thành phố trong khu vực ở các mức độ khác nhau đã cắt giảm đáng kể nhu cầu trong nước, với nhiều quốc gia đưa ra các hạn chế xuất khẩu sản phẩm thực phẩm để bảo vệ nguồn cung lương thực trong nước, làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Thái Lan được dự báo là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi vì du lịch và du lịch, nơi đặc biệt phải chịu đựng vì đại dịch, chiếm 20% GDP. 

 

Tin tức đầy đủ: Vietnam News

 

Ông Nguyễn Thiện Nhân: ‘Cần công bố hết dịch trong nước’

 

 

Việt Nam nên ‘công bố hết dịch trong nước’ và cân nhắc mở cửa quan hệ thương mại với 17 nền kinh tế.

 

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước sáng 15/6, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đưa ra đề nghị trên căn cứ vào ba tiêu chí. Thứ nhất, tỷ lệ người nhiễm trên một triệu dân ở Việt Nam không quá 50 người, thực tế là 3,4 người. Hai là, tỷ lệ người đang điều trị không quá một người trên 1 triệu dân (tỷ lệ hiện là 0,2 người). Và cuối cùng là Việt Nam không có người chết do Covid-19. 

 

Theo ông Nhân, thời gian qua Việt Nam đã tích cực phòng chống dịch bệnh với những chỉ đạo sớm, kịp thời. Từng địa phương đã vận dụng và thực hiện chỉ đạo này nghiêm túc, linh hoạt nên tổng số người nhiễm ở Việt Nam đến nay là 332 người, con số này thấp hơn nhiều ngưỡng 1.000 người khi thế giới công bố dịch toàn cầu. 

 

Từ kết quả chống dịch của Việt Nam và diễn biến trên thế giới, ông Nhân đề nghị Chính phủ cân nhắc mở lại quan hệ thương mại với 17 đối tác kinh tế. “Đây là những đối tác quan trọng nhất khi chiếm 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch tới Việt Nam. Chúng ta cần lập trình giám sát mở cửa với 17 đối tác này theo lộ trình thoả thuận 2 bên một cách thận trọng”, ông Nhân nói.

 

Trong số đó, theo ông Nhân trước tiên cần có lộ trình cụ thể để mở lại quan hệ thương mại với 10 đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, HongKong, Đức, Australia, quần đảo Virgin (Anh).

 

Còn 7 đối tác khác gồm Ấn Độ, Mỹ, Nga, Singapore, Hà Lan, Indonesia, Malaysia do “hiện chưa an toàn nên cần theo dõi thêm, khi có điều kiện sẽ thiết lập, mở lại quan hệ thương mại”.

 

Tin tức đầy đủ: VnExpress

 

Số ca Covid-19 tăng mạnh, Bắc Kinh liệu có thành ‘Vũ Hán thứ 2’?

 

 

Chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 14/6 đã ghi nhận thêm 36 ca dương tính với virus Sars-CoV-2.

 

Một quan chức giấu tên làm việc tại quận Phong Đài trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 14/6 rằng, quận này đã triển khai nhiều nhóm nhân viên cộng đồng tại lối ra vào các khu dân cư để tiến hành đo thân nhiệt người dân. Nếu phát hiện người nào có biểu hiện nhiễm Covid-19, lập tức người đó sẽ được cách ly và xét nghiệm.

 

Ngoài ra, chính quyền quận Phong Đài và nhiều quận khác cũng đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, đồng thời yêu cầu người dân khi tới những nơi đông người như siêu thị hay nhà hàng thì cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc ‘giãn cách xã hội’.

 

Việc các ca nhiễm Covid-19 tại Bắc Kinh tăng mạnh gần đây đang khiến nhiều người dân lo ngại ‘làn sóng dịch’ thứ hai sẽ bùng phát ở thành phố này do số lượng người từng tới khu chợ Tân Phát Địa và tiếp xúc gần với các ca nhiễm là rất lớn. Nếu khâu sàng lọc bệnh nhân xảy ra thiếu sót sẽ càng làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan mạnh.

 

Chuyên gia hô hấp Wang Guangfa làm việc tại Bệnh viện số Một thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định rằng, hiện vẫn còn quá sớm để nhận định về quy mô bùng phát dịch tại Bắc Kinh, trong khi nguồn lây nhiễm vẫn chưa được xác định. Số ca nhiễm mới trong hai tuần tới sẽ là chỉ số quyết định liệu ‘làn sóng dịch’ thứ hai có bùng phát tại thành phố hay không.

 

“Nếu số ca nhiễm mới được xác nhận hàng ngày có xu hướng gia tăng, thì chính quyền Bắc Kinh nên xem xét việc áp dụng các biện pháp phòng dịch mạnh hơn. Có vậy, việc kiểm soát ‘làn sóng dịch’ thứ hai mới có thể được thực hiện một cách hợp lý”, Thời báo Hoàn cầu trích lời chuyên gia Wang nói.

 

“Khác với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, các ổ dịch tại Bắc Kinh được phát hiện lúc Trung Quốc đã có rất nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, và thành phố Thư Lan thuộc tỉnh Cát Lâm. Do vậy việc phong tỏa toàn thành phố Bắc Kinh sẽ không diễn ra”, chuyên gia Wang nói thêm.

 

Tin tức đầy đủ: VietNamNet

 

Putin nêu sai lầm chống Covid-19 của Mỹ

 

 

Putin cho rằng việc chính quyền bang và liên bang Mỹ không đồng lòng trong cuộc chiến chống Covid-19 khiến kết quả không tốt như ở Nga.

 

Nga hiện là vùng dịch lớn thứ ba thế giới, với gần 529.000 ca nhiễm, trong đó gần 7.000 người tử vong, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Ở Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, số ca nhiễm là gần 2,2 triệu và gần 118.000 người chết.

 

“Chúng ta đang làm việc khá suôn sẻ, vượt qua đại dịch một cách tự tin và với tổn thất tối thiểu… Nhưng điều đó không xảy ra ở Mỹ”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trên truyền hình nhà nước hôm 14/6.

 

Putin tuyên bố rằng Nga đã xử lý khủng hoảng tốt hơn so với Mỹ, bởi giới chức cấp liên bang và cấp vùng ở nước này đã phối hợp tốt với nhau mà không có bất đồng giống như Mỹ.

 

“Tôi không thể tưởng tượng một người nào đó trong chính phủ Nga hoặc ở các vùng nói rằng chúng tôi sẽ không làm theo những gì chính phủ hay tổng thống nói. Dường như tôi thấy vấn đề ở Mỹ là lợi ích nhóm, trong trường hợp này là lợi ích đảng phái, được đặt lên trên toàn bộ lợi ích xã hội nói chung, trên lợi ích của người dân”, Putin nói.

 

Tổng thống Nga dường như đề cập đến việc nhiều bang ở Mỹ làm ngược lại chỉ thị của Tổng thống Donald Trump trong quá trình áp lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 cũng như tái mở cửa. Một số bang nhanh chóng tái mở cửa theo yêu cầu của Trump đang ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng mạnh.

 

Tin tức đầy đủ: VnExpress

 

Mỹ không ngồi yên, ra sức xoay chuyển ảnh hưởng ở Đông Nam Á

 

 

TTO – Một cuộc khảo sát với giới tinh hoa Đông Nam Á đã vẽ ra bức tranh về sự ảnh hưởng rõ rệt không thể phủ nhận của Trung Quốc tại khu vực. Mỹ không ngồi yên và đã tìm cách làm thay đổi tình hình.

 

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một “think-tank” có tiếng của Mỹ, đã tiến hành cuộc khảo sát nói trên vào cuối năm 2019. Có 188 học giả quan hệ quốc tế và chuyên gia phi chính phủ đến từ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines đã cho ý kiến.

 

Kết quả cho thấy có 53% số người được hỏi đánh giá cao vai trò của Trung Quốc, cao hơn con số 46% dành cho Mỹ, và dự báo khoảng cách này sẽ tiếp tục bị nới rộng trong những năm tới. 

 

Mặc dù vậy, trong báo cáo được công bố ngày 9-6, nhóm nghiên cứu tin rằng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi quan điểm ở Đông Nam Á so với thời điểm cuộc khảo sát được tiến hành.

 

Mỹ ra sức xoay chuyển

 

Trong nhiều năm liền, các học giả chấp nhận quan điểm các nước Đông Nam Á phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế nhưng luôn tìm kiếm sự đảm bảo an ninh từ Mỹ. 

 

Lý do chính là các chiến lược tiếp cận khu vực của Mỹ đều thiếu trụ cột kinh tế. Khoảng trống đó vẫn chưa được khỏa lấp đến tận ngày nay, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lui khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 

Tin tức đầy đủ: Tuoitre

 

Will the EU join the United States against China?

 

 

(VTC News) – Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu loại trừ khả năng có một liên minh xuyên Đại Tây Dương chống lại Trung Quốc.

 

Trong một bài đăng trên trang web chính thức, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell nói rằng EU sẽ không chọn phe trong cuộc xung đột Mỹ-Trung, thay vào đó tập trung vào chủ nghĩa đa phương và hợp tác.

 

Ông Josep Borrell lên tiếng kêu gọi một “chương trình nghị sự lớn, tích cực về hợp tác giữa EU và Trung Quốc”. Theo đó, ông Borrell và 27 Bộ trưởng Ngoại giao của khối EU dự kiến sắp có cuộc hội thảo với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo.

 

Trong một bài đăng trên trang web chính thức, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell nói rằng EU sẽ không chọn phe trong cuộc xung đột Mỹ-Trung, thay vào đó tập trung vào chủ nghĩa đa phương và hợp tác.

 

Ông Josep Borrell lên tiếng kêu gọi một “chương trình nghị sự lớn, tích cực về hợp tác giữa EU và Trung Quốc”. Theo đó, ông Borrell và 27 Bộ trưởng Ngoại giao của khối EU dự kiến sắp có cuộc hội thảo với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo.

 

Ông nói rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương này vẫn rất quan trọng đối với châu Âu, nhưng đôi khi nó bị căng thẳng bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, với những quyết định đơn phương mà “chúng tôi không phải lúc nào cũng đồng ý”.

 

Tin tức đầy đủ: VTC News

 

Vàng SJC bật tăng phiên đầu tuần, giá bán ra lên 48,8 triệu đồng

 

 

Trong khi thương hiệu vàng SJC đi lên phiên mở cửa sáng 15/6 thì giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lại quay đầu đi xuống.

 

Hai thương hiệu vàng miếng trong nước điều chỉnh ngược nhau phiên mở cửa sáng đầu tuần (15/6).

 

Theo đó, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 30.000 đồng mỗi lượng, giá mới từ 48,46-48,80 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).

 

Công ty Doji Hà Nội cũng nâng giá vàng SJC thêm 30.000 đồng/lượng, giá mua và bán niêm yết từ 48,52-48,68 triệu đồng/lượng.

 

Nhìn lại tuần trước, với 4 phiên tăng giá và 2 phiên giảm giá, chốt tuần (ngày 13/6), giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 80.000 đồng/lượng.

 

Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu trong tuần trước tăng tổng cộng 720.000 đồng/lượng, từ 47,76 triệu đồng/lượng lên 48,48 triệu đồng/lượng.

 

Tuy vậy, mở cửa giao dịch phiên sáng 15/6, thương hiệu này lại quay đầu giảm 20.000 đồng/lượng, giá mới là 48,46 triệu đồng/lượng.

 

Như vậy, thương hiệu này vẫn thấp hơn giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn khoảng 340.000 đồng/lượng.

 

– Biến động giá vàng trong nước một tuần gần đây:

 

 

Tin tức đầy đủ: VietnamPlus


Thông Báo Quan TrọngIconBrandElement

article-thumbnail

2024-08-13 | Cập Nhật Hệ Thống

Thông Báo Nén Lệnh Máy Chủ MT4 Live 5

Nhằm nâng cao trải nghiệm giao dịch của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành bảo trì theo lịch trình trên máy chủ MT4 Live 5 vào ngày 17 tháng 8 năm 2024

article-thumbnail

2024-08-12 | Cập Nhật Hệ Thống

Lịch Nâng Cấp MT4 Live 6

Để nâng cao trải nghiệm giao dịch và tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất, chúng tôi sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống trên máy chủ MT4 Live 6 vào ngày 17 tháng 8 năm 2024. 

article-thumbnail

2024-08-08 | Cập Nhật Hệ Thống

Thông Báo Nén Lệnh Máy Chủ Live 3

Doo Prime sẽ tiến hành bảo trì định kỳ trên máy chủ MT4 Live 3 vào ngày 10 tháng 8 năm 2024.

Thông Báo Quan TrọngIconBrandElement

Thông Báo Nén Lệnh Máy Chủ MT4 Live 5

2024-08-13 | Cập Nhật Hệ Thống

Lịch Nâng Cấp MT4 Live 6

2024-08-12 | Cập Nhật Hệ Thống

Thông Báo Nén Lệnh Máy Chủ Live 3

2024-08-08 | Cập Nhật Hệ Thống